Nghĩa vụ quân sự Lực lượng Phòng vệ Israel

Lính Israel người Do Thái đọc kinh cầu nguyện trong cuộc Chiến tranh Liban 2006

Chính quy

Các binh sĩ chính quy

Thực hiện nghĩa vụ quân sự quốc gia là bắt buộc đối với bất kỳ công dân Israel phi Ả Rập nào (cũng như với nam giới Druze) trên tuổi 18, mặt dù những ngoại lệ khác có thể được áp dụng theo tôn giáo, thể chất hay tâm lý (xem Profile 21).

Cảnh sát biên giới Israel (không thuộc IDF) với một Magav Sufa tại Jerusalem với Núi Olives ở phía sau

Nam giới phục vụ ba năm trong IDF, trong khi nữ giới là hai năm. IDF cho phép phụ nữ tình nguyện phục vụ tại nhiều vị trí chiến đấu thực hiện nghĩa vụ quân sự trong ba năm bởi các binh sĩ chiến đấu phải trải qua một giai đoạn huấn luyện dài, như những giảng viên, những người cần thời gian huấn luyện dài, cũng có thể phục vụ ba năm. Phụ nữ ở hầu hết các vị trí chiến đấu cũng được yêu cầu ở trong lực lượng dự bị nhiều năm sau khi ngừng phục vụ chính quy.

Bên ngoài IDF

Ngoài Nghĩa vụ quân sự quốc gia (Sherut Leumi), các binh sĩ của IDF có thể phục trong các cơ quan bên ngoài IDF theo một số cách. Lựa chọn chiến đấu là Cảnh sát Biên giới Israel (Magav), một phần của Cảnh sát Israel. Một số binh sĩ hoàn thành huấn luyện chiến đấu trong IDF và sau đó trải qua các khoá huấn luyện khác nữa về khủng bố và Cảnh sát Biên giới. Họ được biên chế về các đơn vị Cảnh sát Biên giới. Các đơn vị Cảnh sát Biên giới chiến đấu bên cạnh các đơn vị chiến đấu chính quy của IDF. Họ cũng chịu trách nhiệm về an ninh tại các khu đô thị như Jerusalem.

Nghĩa vụ quân sự không chiến đấu gồm Chương trình Nghĩa vụ Cảnh sát (Shaham), nơi thanh niên lựa chọn phục vụ trong cảnh sát, Ban Nhà tù Israel, hay các nhánh khác của Các lực lượng An ninh Israel.

Dự bị

Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, IDF có thể gọi nam giới trong trường hợp:

  • Hoạt động dự bị lên tới một tháng mỗi năm, cho tới tuổi 43–45 (những người thuộc lực lượng dự bị có thể tự nguyện tham gia sau độ tuổi này)
  • Hoạt động chính quy ngay lập tức trong thời điểm khủng hoảng

Trong hầu hết các trường hợp, hoạt động dự bị được thực hiện trong cùng đơn vị trong nhiều năm, trong nhiều trường hợp cùng đơn vị như quân chính quy và bởi những người như nhau. Nhiều binh sĩ từng phục vụ cùng nhau trong hoạt động chính quy tiếp tục gặp nhau khi phục vụ trong lực lượng dự bị nhiều năm sau khi đã giải ngũ, khiến hoạt động dự bị trở thành một trải nghiệm quan hệ mạnh trong xã hội Israel.

Dù vẫn luôn sẵn sàng để được gọi nhập ngũ trong các thời điểm khủng hoảng, hầu hết nam giới Israel, và hầu như toàn bộ nữ, thực tế không thực hiện nghĩa vụ dự bị trong bất kỳ năm nào. Các đơn vị không luôn gọi mọi thành viên dự bị của mình hàng năm, và có rất nhiều lý do để được miễn nếu bị gọi vào lực lượng dự bị. Hầu như không có loại trừ nào cho những người thuộc lực lượng dự bị trong thời điểm khủng hoảng, nhưng kinh nghiệm đã cho thấy rằng trong những trường hợp đó (gần đây nhất là cuộc Chiến tranh Liban năm 2006) những loại trừ hiếm khi bị yêu cầu hay được đưa ra; các đơn vị nói chung có tỷ lệ tuyển mộ cao hơn các tỷ lệ mong đợi.

Luật (bắt đầu có hiệu lực ngày 13 tháng 3 năm 2008) đã đề xuất cải cách trong hoạt động dự bị, hạ thấp tuổi tối đa phục vụ xuống 40, gọi đó là một lực lượng chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, cũng như nhiều thay đổi khác trong cơ cấu (dù Bộ trưởng Quốc phòng có thể tạm ngừng bất kỳ tỷ lệ nào của nó vì các lý do an ninh). Tuy vậy, độ tuổi tới hạn cho nhiều thành viên lực lượng dự bị với cấp bậc không được liệt kê, sẽ là 49.

Phụ nữ

Các nữ binh sĩ năm 1956Binh sĩ nữ năm 2006

Là trường hợp duy nhất, Israel thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cả với nữ và đưa một số phụ nữ đã được huấn luyện tới các đơn vị bộ binh chiến đấu đặt họ trực tiếp tại trận tiền trước quân địch.[11]. Tuy nhiên, một phần ba phụ nữ đăng ký nghĩa vụ (hơn gấp đôi con số của đàn ông) được miễn trừ, chủ yếu vì các lý do tôn giáo và hôn nhân.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, phụ nữ, giống như nam giới, trên lý thuyết phải phục vụ một tháng mỗi năm trong lực lượng dự bị. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ một số phụ nữ trong vai trò chiến đấu được gọi vào dự bị tích cực, và chỉ trong vòng vài năm sau khi thực hiện nghĩa vụ tích cực, với nhiều cơ hội để được miễn (ví dụ, mang thai).[cần dẫn nguồn]

Tiểu đoàn Caracal dành cho cả hai giới, với khả năng chiến đấu đầy đủ

Ngoài từ cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel, khi sự thiếu hụt nhân lực khiến phụ nữ phải tham gia tích cực vào các trận chiến trên mặt đất, phụ nữ trong lịch sử bị cấm chiến đấu trong IDF, chỉ thực hiện các vai trò hỗ trợ kỹ thuật và hành chính. Các chỉ huy IDF trong lịch sử thường coi việc trao các trách nhiệm chiến đấu cho phụ nữ là phi đạo đức bởi mối nguy cơ cao bị tấn công tình dục họ sẽ gặp phải khi rơi vào tay kẻ thù:

Ngay sau khi IDF thành lập... việc loại bỏ mọi phụ nữ tại các vị trí mặt trận đã được quy định. Điểm mấu chốt cho quyết định này là thực tế rất lớn rơi vào tay quân địch như các tù binh chiến tranh. Có lý lẽ rằng, điều này là công bằng và hợp lý, khi yêu cầu phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ và hy sinh tương tự nam giới; nhưng nguy cơ tù binh chiến tranh nữ bị hãm hiếp và làm phiền rõ ràng lớn hơn rất nhiều so với cùng nguy cơ ở nam giới.[12]

Trong giai đoạn này IDF đã sử dụng các nữ giảng viên để đào tạo các binh sĩ nam trong một số vai trò, đặc biệt là các kíp lái tăng.

Sau một vụ kiện nổi tiếng năm 1994 của Alice Miller, một người Do Thái nhập cư từ Nam Phi, Toà án Cấp cao Israel đã chỉ thị cho Không quân Israel mở các lớp đào tạo phi công cho nữ. Miller đã trượt kỳ thi tuyển, nhưng nhờ có ý tưởng của cô, nhiều công việc chiến đấu đã được mở cho nữ giới.[13] Ở thời điểm năm 2005, phụ nữ được cho phép phục vụ trong 83% vị trí trong quân đội, gồm cả trên các tàu Hải quân (ngoại trừ tàu ngầm), và Pháo binh. Các vị trí chiến đấu là tự nguyện với nữ giới.

Ở thời điểm năm 2002, 33% hạ sĩ quan, 21% Đại uý và Thiếu tá, và 3% các cấp bậc cao nhất là phụ nữ.[cần dẫn nguồn]

Các binh sĩ nữ năm 1950

Phụ nữ chủ yếu phục vụ trong vai trò tuần tra biên giới của Các lực lượng Phòng vệ Israel. Yael Rom, nữ phi công đầu tiên của Không quân Israel, được biên chế vào phi đội năm 1951.[14] Phi công máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên, Roni Zuckerman, được vào phi đội năm 2001.[14] Tháng 11 năm 2007 Không quân đã chỉ định phó chỉ huy phi đội nữ đầu tiên.[15]

Phụ nữ phục vụ trong các vai trò hỗ trợ và chiến đấu hạng nhẹ trong các Quân đoàn Pháo binh, các đơn vị bộ binh và các sư đoàn thiết giáp. Một vài trung đội, được gọi là Karakal, đã được thành lập, trong đó phụ nữ và nam giới cùng phục vụ trong bộ binh hạng nhẹ trên các biên giới với Ai Cập và Jordan. Karakal đã trở thành một tiểu đoàn năm 2004.[13]

IDF đã xoá bỏ bộ tư lệnh "Quân đoàn Phụ nữ" năm 2001, tin rằng nó đã trở thành một thứ lỗi thời và một sự cản trở với sự hội nhập của phụ nữ vào quân đội như các binh sĩ thông thường và không có quy chế đặc biệt nào khác. Tuy nhiên, sau những áp lực từ những người ủng hộ nữ quyền, Tham mưu trưởng đã được thuyết phục giữ lại một "cố vấn cho các công việc phụ nữ". Các binh sĩ nữ hiện dưới quyền chỉ huy của các đơn vị riêng biệt dựa theo công việc chứ không phải theo giới tính. Cuộc chiến tranh Liban năm 2006 là lần đầu tiên kể từ năm 1948 phụ nữ xuất hiện trên trận tiền cùng với nam giới. Kỹ sư trực thăng không vận Thượng sĩ (res.) Keren Tendler đã trở thành binh sĩ chiến đấu nữ đầu tiên thiệt mạng trong chiến đấu.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lực lượng Phòng vệ Israel http://www.972films.com/israels-war-history/ http://www.atimes.com/atimes/South_Asia/EF10Df03.h... http://edition.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/03/21/in... http://www.cnn.com/SPECIALS/2002/terror.victims/ http://www.debka.com/headline.php?hid=5760 http://www.defensenews.com/osd_story.php?i=3944502 http://www.economist.com/daily/chartgallery/displa... http://www.ficci.com/international/countries/israe... http://www.haaretz.com/hasen/spages/1117753.html http://www.haaretz.com/hasen/spages/929203.html